“Vì sao cần được tư vấn?", một câu hỏi được nêu ra bởi sự thắc mắc của rất nhiều người, bất cứ khi nào tôi tiết lộ chuyên môn của mình.
Trẻ em Việt Nam hay nhiều nước châu Á khác có xu hướng nối bước công việc của cha mẹ mình. Nhiều em chọn cách nỗ lực để thành công trong lĩnh vực vốn luôn được xã hội coi trọng như kinh doanh hay y tế. Tuy nhiên, sự thành công với tôi chính là trở thành một tư vấn tâm lý học đường. Công việc này có thể giúp các em vấn đề thường nhật, hay đưa ra lời khuyên giúp các em trong những quyết định dài hạn, có thể ảnh hưởng đến tương lai của chính mình.
Trong suốt quá trình làm việc và tư vấn cho học sinh ở nhiều độ tuổi và bối cảnh văn hoá khác nhau, tôi nhận thấy hầu hết các em đều có ước mơ và tham vọng ở độ tuổi rất trẻ. Nhưng bước vào trung học cơ sở hoặc phổ thông, động lực thành công của các em bắt đầu sụp đổ khi gặp trở ngại nhất định. Đó có thể là kỳ vọng từ phía gia đình, một tai nạn nào đó, xung đột hoặc cạnh tranh trong học tập. Những điều này dẫn đến sự căng thẳng cao độ, khiến các em luôn cố gắng đấu tranh để tìm ra sự cân bằng giữa việc học trên lớp và nỗi sợ hãi khi đến trường.
Trên hết, nỗi sợ hãi khi thất bại hoặc bị thất vọng có thể làm các em cảm thấy chán nản và mất niềm tin về tương lai. Khi đối mặt với áp lực bên trong lẫn bên ngoài, nhiều người trong số những học sinh này bắt đầu e dè với bố mẹ, thậm chí cả giáo viên.
Khi các em bắt đầu xao lãng và mất tập trung trong lớp học, dù đã có sự hỗ trợ của cố vấn học tập và giáo viên hướng dẫn, lúc này tư vấn tâm lý học đường thật sự cần thiết.
Ví dụ, một học sinh gặp vấn đề về thể chất, sẽ hoàn toàn bình thường khi em ấy đến gặp y tá của trường hoặc được phép nghỉ học để hồi phục lại vết thương. Khái niệm tương tự áp dụng khi các em gặp vấn đề về sức khoẻ, tinh thần và cảm xúc. Nếu vấn đề cá nhân của các em không được hỗ trợ kịp thời, triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng và ảnh hưởng rõ rệt đến thành tích học tập. Nhưng không may, không phải ai cũng mạnh dạn đến gặp chuyên gia tâm lý bởi e ngại bị chế giễu, kỳ thị từ bạn bè.
Khi nhu cầu cảm xúc hoặc các vấn đề gây căng thẳng của học sinh không được quan tâm, có thể dẫn tới việc không kiềm chế được bản thân, gây nên sự tức giận, các cuộc tấn công hoảng loạn hoặc suy nghĩ tự sát.
Nguồn tin: Theo VNEXPRESS.NET:
Ý kiến bạn đọc
Thực hiện theo Quy định tại Điều 9- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020, nhà trường đã thành lập HĐ trường nhiệm kỳ 2021-2026 và được Sở GD&ĐT Bình Định công nhận với...