Kỷ niệm 156 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

Thứ bảy - 12/10/2024 23:53
Đã 156 năm trôi qua, tấm gương sáng và chiến công hiển hách của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 - 1868) lưu danh thơm muôn đời trong lịch sử hào hùng của dân tộc; tên tuổi của ông in dấu đậm sâu trong lòng nhân dân.
Kỷ niệm 156 năm  ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

“Theo việc binh nhung thuở trẻ trai”

Là người con quê gốc Bình Định, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lại gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp giữa thế kỷ XIX với những chiến công oanh liệt. Tiêu biểu có trận đánh chìm chiếc tiểu hạm L’Espérance (tàu Hy vọng) tại vàm Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) vào ngày 10.12.1862. Chiến công thứ hai là trận đánh chiếm đồn Rạch Giá của Pháp ở tỉnh lỵ Kiên Giang vào năm 1867.

Ngày 19.9.1868, thực dân Pháp bắt được Nguyễn Trung Trực, dụ hàng không được chúng đưa ông ra chợ Rạch Giá xử chém. Ông thọ tử ngày 27.10.1868 (tức ngày 12.9 năm Mậu Thìn).

Tương truyền, trước khi bị hành quyết, Nguyễn Trung Trực đã yêu cầu giặc Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương, đất nước trước lúc ra đi. Ông đứng hiên ngang, sang sảng ngâm một bài thơ tuyệt mệnh: Thư kiếm tùng nhung tự thiếu niên/Yêu gian đảm khí hữu long tuyền/Anh hùng nhược ngộ vô dụng địa/Bão hận thâm cừu bất đái thiên (thi sĩ Đông Hồ dịch: Theo việc binh nhung thuở trẻ trai/Phong trần hăng hái tuốt gươm mài/Anh hùng gặp phải thời không đất/Thù hận chang chang chẳng đội trời).

Hy sinh khi mới tuổi 30, anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã được lưu danh sử vàng dân tộc, hậu thế mãi mãi ghi nhớ công ơn qua những vần thơ trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực do cựu Tuần phủ Hà Tiên Huỳnh Mẫn Đạt chấp bút: “… Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần… Anh hùng cường cảnh phong danh thọ/Tu sát đê đầu vị tử nhân” (Thái Bạch dịch: Lửa bừng Nhật Tảo rêm trời đất/ Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần/ Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi/ Lũ sống khom lưng chết thẹn dần).

Tranh vẽ tái hiện khí phách hiên ngang của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực khi ra pháp trường Rạch Giá ngày 27.10.1868. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Kiên Giang

Vị “phúc thần”trong lòng dân

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được khắc ghi trong tâm thức nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Bình Định nói riêng.

Hằng năm, đến ngày 11.9 âm lịch (năm nay nhằm ngày 13.10 dương lịch), ngành Văn hóa tỉnh và UBND huyện Phù Cát phối hợp tổ chức Lễ giỗ Ngài tại Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải (huyện Phù Cát).

Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh - cơ quan được Sở VH&TT giao tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động Lễ giỗ kỷ niệm 156 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1868 - 2024), chia sẻ: “Lễ giỗ được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền, với lễ giỗ tiên thường (chiều mùng 10.9 âm lịch); lễ chính kỵ (sáng 11.9 âm lịch) trang nghiêm, thành kính. Tỉnh cũng mời đại diện các tỉnh bạn trong Nam bộ về dự lễ, nhằm thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết giữa Bình Định và miền Nam, cùng hướng về cội nguồn, lịch sử dân tộc”.

Ngoài phần lễ, còn có phần hội biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại khuôn viên Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực để phục vụ nhân dân và du khách. Ông Văn Bá Dũng, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh, cho hay: “Chúng tôi chỉ đạo Đoàn tuồng Đào Tấn tập luyện để diễn vở tuồng Khí tiết rạng trời Nam với nội dung kể về cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào tối 10.9 âm lịch; vở tuồng tiểu thuyết Tiêu Anh Phụng loạn trào diễn vào tối 11.9 âm lịch”.

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp khu vực Đền thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; tuyên truyền về thân thế sự nghiệp anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; đảm bảo ANTT, ATGT…, huyện Phù Cát cũng chuẩn bị tốt các điều kiện khác để tổ chức lễ giỗ.

Ông Đỗ Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phù Cát, cho biết: Năm nay, huyện được bàn giao quản lý Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, việc tổ chức Lễ giỗ Ngài chúng tôi vẫn nhờ Sở VH&TT chủ trì, phối hợp tổ chức. Năm tới huyện sẽ chủ trì tổ chức Lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực theo phân cấp quản lý di tích. Lễ giỗ năm nay có nét mới là huyện chỉ đạo 18 xã, thị trấn chuẩn bị những mâm lễ trang nghiêm,gồm sản vật tiêu biểu, đặc trưng của địa phương để dâng cúng và lấy lễ cúng này phát lộc cho đại biểu, nhân dân dự lễ.
( Theo Báo Bình Định Điện tử)
= = = 
Sáng ngày 13/10/ 2024 ( Nhằm ngày 11/9  Âm lịch Giáp Thìn), Đại diện Lãnh đạo + GV Trường THPT Nguyễn Trung Trực tham gia Lễ giỗ tại Đền thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Cát Hải, Huyện Phù Cát.

 
 
 

Tác giả: pmcuong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ 2024-2025 1-Bùi Thị Thảo- Bí thư Đoàn trường 2-Đinh Thị Hằng-Phó BT- Chủ tịch Hội LHTN 3-Võ Thị Thùy Trang- UV BTV-Phó BT 4-Võ Thị Ánh Tuyết- UV BTV 5-Nguyễn Thị Mỹ Duyên- UVBTV     = = = = = = = = = = = = =...

ELEARNING
 
 
LỊCH CÔNG TÁC
TKB
TY LE
 
quy tac
Thực hiện từ 07g00 ngày 20/06/2024
ATGT
Học tập và làm theo Bác Hồ
130 NAM
THƯ VIỆN
Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay656
  • Tháng hiện tại10,601
  • Tổng lượt truy cập3,669,750
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi