Ôn thi tốt nghiệp THPT: 5 cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 'ăn' điểm cao

Thứ sáu - 21/05/2021 04:11
Để làm tốt dạng bài viết đoạn văn nghị luận trong đề thi tốt nghiệp THPT thí sinh cần nắm được các cấu trúc, hình thức lập luận và phương pháp viết đoạn văn.
Theo cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn do Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố, phần viết đoạn văn nghị luận xã hội chiếm 2/10 điểm với dung lượng khoảng 200 chữ.
Ôn thi tốt nghiệp THPT: 5 cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 'ăn' điểm cao

Tuy nhiên, thầy Phạm Hữu Cường, giáo viên môn Ngữ Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, với dung lượng ngắn, thời gian làm bài chỉ khoảng 30 phút, thí sinh có thể gặp khó khăn trong trình bày đoạn văn nghị luận xã hội, không diễn đạt được hết các ý muốn triển khai hoặc diễn đạt chưa đủ sâu.

Do đó, để làm tốt dạng bài này, các em cần nắm được các cấu trúc, hình thức lập luận và phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Ôn thi tốt nghiệp THPT: 5 cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 'ăn' điểm cao - 1

Thầy Phạm Hữu Cường, giáo viên môn Ngữ Văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Cấu trúc và hình thức lập luận

Có 5 cấu trúc đoạn văn tương ứng với 5 hình thức lập luận mà thí sinh cần quan tâm là: diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng - phân - hợp và móc xích.

Cụ thể, diễn dịch là phương pháp trình bày từ luận điểm suy ra các luận cứ, từ ý tổng quát suy ra các ý cụ thể. Do đó, trong đoạn diễn dịch, thí sinh cần nêu ý tổng quát trước, sau đó triển khai cụ thể qua các khía cạnh, biểu hiện.

Ví dụ, trong đoạn văn “Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.” (Khái Hưng), luận điểm chính nằm ở câu đầu tiên, mang ý nghĩa khái quát, được triển khai cụ thể qua các khía cạnh, biểu hiện ở 2 câu sau.

Trong khi đó, quy nạp là một thao tác ngược lại với diễn dịch, với phương pháp trình bày từ các luận cứ rút ra luận điểm, từ những ý cụ thể rút ra nhận định chung. Chẳng hạn với ví dụ trên, thí sinh có thể chuyển về dạng quy nạp như sau:

“Có chiếc lá tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Mỗi chiếc lá rụng đều có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.”

Song hành là hình thức lập luận, trình bày các câu có vai trò, vị trí ngang nhau trong thể hiện nội dung của đoạn văn. Ở đoạn song hành, luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các luận cứ nên câu chủ đề không xuất hiện một cách trực tiếp.

Ví dụ, đoạn văn “Phan Tòng ra cầm quân rồi hi sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì gian nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ, gánh gia đình rất nặng nề mà Cao Thắng vẫn bỏ nhà đi cứu nước rồi hi sinh.” (Nguyễn Quang Ninh) gồm có 4 câu, nói về 4 sĩ phu phong kiến nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam: Phan Tòng, Hồ Huân Nghiệp, Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Bốn câu trong đoạn văn này đều có vai trò và vị trí ngang nhau, thể hiện một nội dung chung là tinh thần hi sinh tình nhà vì nghĩa nước của các sĩ phu phong kiến và lòng yêu nước của dân tộc ta. Đây cũng chính là câu chủ đề ẩn trong đoạn văn được rút ra”, thầy Cường phân tích.

Với cấu trúc tổng - phân - hợp, đoạn nghị luận sẽ được triển khai từ luận điểm suy ra các luận cứ và từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Có thể nói rằng, đoạn tổng - phân - hợp chính là sự kết hợp giữa đoạn diễn dịch và đoạn quy nạp.

Còn đoạn móc xích là đoạn triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý của câu trước, luận cứ trước tạo tiền đề cho sự phát triển của luận cứ sau. Đối với đoạn móc xích, câu chủ đề thường nằm ở cuối đoạn.

Phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội

Theo cấu trúc đề thi minh họa môn Ngữ văn, thí sinh cần lưu ý một số yêu cầu về mặt nội dung và hình thức. Cụ thể, về nội dung, cần bám sát vấn đề cần nghị luận và giải quyết được vấn đề mà đề bài yêu cầu; đồng thời, thí sinh cần bày tỏ được thái độ, ý kiến của mình trước vấn đề xã hội đó.

Về hình thức, thí sinh cần đảm bảo dung lượng bài viết là khoảng 200 chữ, bao gồm 1 câu mở đoạn, một số câu phát triển ý và 1 câu kết đoạn. Đặc biệt, thí sinh cần làm nổi bật được câu chủ đề, mang ý chính của toàn đoạn. Theo đó, thí sinh có thể áp dụng 1 trong 5 cấu trúc và hình thức lập luận của đoạn văn đã được nêu rõ ở phần trên. 

Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý triển khai các luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực và phù hợp, trình bày bài làm theo đúng yêu cầu bài thi, tuyệt đối không viết sai chính tả.

Theo thầy Cường: “Tùy từng đề bài mà thí sinh có thể lựa chọn cách viết khác nhau. Tuy nhiên, có ba bước cơ bản để viết một đoạn văn nghị luận xã hội mà học sinh có thể tham khảo”.

Bước 1, tìm hiểu đề, tìm ý cho đoạn văn. Muốn làm tốt phần này, thí sinh cần đọc kĩ yêu cầu đề bài.

Bước 2, viết đoạn văn theo cấu trúc nhất định. Đầu tiên, cần giải thích bám sát vấn đề xã hội mà đề bài yêu cầu và chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa. Sau đó, thí sinh cần bàn luận về vấn đề đó và nêu ra bài học về nhận thức, hành động.

Bước 3, đọc lại bài viết, kiểm tra sửa lỗi và hoàn thiện đoạn văn. Thực hiện bước này sẽ giúp thí sinh tránh những lỗi sai không đáng có dẫn đến “mất điểm oan”.


Thêm thông tin

Tác giả: Theo VTC News

Nguồn tin: vtc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu về Chi bộ Đảng

Lúc thành lập trường (1997), các đảng viên sinh hoạt chung tại chi bộ Trung tâm Hướng nghiệp nghề Phù Mỹ. Thầy Đỗ Đức Long làm Bí thư Chi bộ.  Danh sách chi ủy viên nhiệm kỳ IV, 2015-2020 gồm: Đồng chí: Phạm Mạnh Cường (Bí thư chi bộ); Phạm Ngọc Tấn (Chi ủy viên, Bí thư Đoàn trường); Lê Thị...

Thực hiện từ 07g00 ngày 20/06/2024
TKB
quy tac
LỊCH CÔNG TÁC
ELEARNING
 
 
TY LE
 
ATGT
Học tập và làm theo Bác Hồ
130 NAM
THƯ VIỆN
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay710
  • Tháng hiện tại10,655
  • Tổng lượt truy cập3,669,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi