Kinh nghiệm quan trọng khi làm bài trắc nghiệm

Thứ hai - 20/04/2020 10:37
Tô, bôi xóa không đúng cách, bỏ làm những câu không tìm ra phương án... Đó là những lỗi thí sinh (TS) thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm. Điều đáng quan tâm là tỉ lệ các sai sót trên khá cao, khiến điểm số bài thi bị đánh thấp một cách oan uổng. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT vừa ban hành tài liệu hướng dẫn thi trắc nghiệm. Theo đó, khi làm bài thi trắc nghiệm, TS cần lưu ý:
Kinh nghiệm quan trọng  khi làm bài trắc nghiệm
1. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như quy định trong quy chế thi, để làm bài trắc nghiệm, TS cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B, 6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài. 

2. Ngay sau khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm, TS dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả những số) ở đầu số báo danh (nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9). Sau đó, chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10). 

3. Khi nhận được đề thi, TS ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Phải kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Đề thi có mã số riêng. TS xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung chữ nhật (mục số 10 trên phiếu trả lời trắc nghiệm); sau đó chỉ dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột. 

4. Khi trả lời từng câu trắc nghiệm, TS chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Chẳng hạn, TS đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì TS tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu trả lời trắc nghiệm. 

5. Làm đến câu trắc nghiệm nào TS dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian. 

6. Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS dùng tẩy xóa thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn. 

7. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ có một phương án trả lời). 

8. Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này TS nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian. 

9. Chỉ có phiếu trả lời trắc nghiệm mới được coi là bài làm của TS. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị. 

10. Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu trả lời trắc nghiệm bằng bút mực, bút bi. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn. 

11. TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm. 
12. TS cần lưu ý là đề thi cho chương trình phân ban có phần chung cho cả 2 ban khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và có phần riêng của từng ban. 

13. TS làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài. Khi nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, TS phải ký tên vào danh sách TS nộp bài. 

14. TS chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép TS ra về. 

15. TS được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, TS làm các thủ tục theo quy chế. 
= = = 
MỘT SỐ LỖI HAY GẶP
1. Không kiểm tra đề thi và quên điền thông tin cá nhân
Đây là công việc nhỏ tưởng như đơn giản nhưng nếu sai sót bỏ qua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ bài thi. Vì vậy bạn phải kiểm tra đề thi xem đã đủ số lượng câu trắc nghiệm chưa, nội dung đề có thiếu chữ, mất nét không và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề. Nếu trong đề thi có điều bất thường, em phải báo ngay cho giám thị coi thi để được đổi đề thi khác.

Không nên vội vàng làm bài ngay mà quên thực hiện các thủ tục quan trọng như điền đầy đủ tên họ, số báo danh… vào các mục trống mà đề thi yêu cầu, các em nhé!
2. Dùng hai màu mực trong bài thi hoặc dùng bút mực hay bút bi tô đáp án
Trên phiếu trả lời trắc nghiệm chỉ được dùng một thứ mực, tuyệt đối không dùng hai màu mực. Các em chỉ tô chì đen ở ô trả lời, không được tô bằng bút mực, bút bi. Khi chọn câu trả lời, học sinh phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô, không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn hoặc đánh ký hiệu riêng, như thế sẽ phạm quy và không được chấm điểm.
3. Tẩy đáp án sai không sạch
Một trong những lỗi mà học sinh mắc phải khi làm bài thi trắc nghiệm là tẩy không sạch đáp án cũ khi quyết định thay đổi đáp án khác. Điều này rất nguy hiểm, vì khi đưa vào máy tính thì máy sẽ tự động hiểu là có hai đáp án nên không có điểm. Các em phải dùng bút chì để tô đáp án. Lưu ý sử dụng loại bút chì gỗ mềm như từ 2B đến 4B (hạn chế dùng bút chì kim vì có thể làm rách giấy trong quá trình tô bài và khó tẩy xóa vì đầu bút nhọn). Tô đủ đậm và tô vừa khít với ô đáp án.
4. Đánh “nhầm” đáp án
Một số trường hợp các bạn sợ sai nên chọn đáp án trên đề thi trắc nghiệm mải mê quên tô vào phiếu trả lời đến cuối giờ tô không kịp và có khi tô nhầm đáp án vì tâm lý hoảng loạn, vội vàng. Giữ bình tĩnh và tô đáp án ngay vào phiếu khi có đáp án chắc chắn các em nhé!
5. Phân phối thời gian không hợp lý
Điều này rất dễ mắc phải của các thí sinh thi trước năm 2015. Khi đó đề thi chưa có sự phân loại từ dễ đến khó, thí sinh hay sa đà giải cho được một câu nào đó tưởng chừng làm được nên mất nhiều thời gian. Để tránh mắc phải điều này chúng ta phải đọc lướt qua các câu, câu nào cảm thấy làm được thì làm trước, câu nào khó làm sau. Nếu lượt đầu làm mà dừng lại tầm khoảng 3 phút không ra thì phải chuyển câu khác luôn.

Ranh giới giữa câu trung bình và câu “hơi khó” đôi khi không rõ ràng, dễ với học sinh này nhưng khó với học sinh kia. Chính vì thế ngoài việc phân loại câu dễ và khó để làm thì cũng phải căn cứ vào thời gian suy nghĩ để chuyển câu cho phù hợp.
6. Tận dụng “Phương pháp loại trừ” và “khoanh bừa”
Phương pháp loại trừ đôi khi phát huy tác dụng khi chúng ta đọc câu trả lời mà chưa chắc chắn đúng 100%. Khi đó ta đọc tiếp các đáp án khác để khẳng định, ví dụ đáp A có vẻ là đúng nhưng chưa chắc chắn thì ta phải đọc B, C, D để kiểm tra rằng chúng chắc chắn sai. Đôi khi dựa vào đặc điểm nào đó ta có thể loại bớt được một hay hai đáp án sai và công việc “khoanh bừa” trở nên hiệu quả hơn.

Khi thời gian không còn nhiều (khoảng 10 phút cuối) chúng ta sẽ thực hiện thao tác thống kê các đáp án đã khoanh và chắc chắn đúng. Khi đó, đáp án nào đã lựa chọn ít nhất thì các câu khó còn lại chúng ta chọn hết vào đáp án đó. Làm như thế tỉ lệ “ăn may” là cao nhất và tỉ lệ này càng cao khi số câu chắc chắn làm đúng càng lớn (Ít nhất phải làm được trên 30 câu đúng thì cách này mới bắt đầu phát huy hiệu quả).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ ĐOÀN TRƯỜNG NHIỆM KỲ 2024-2025 1-Bùi Thị Thảo- Bí thư Đoàn trường 2-Đinh Thị Hằng-Phó BT- Chủ tịch Hội LHTN 3-Võ Thị Thùy Trang- UV BTV-Phó BT 4-Võ Thị Ánh Tuyết- UV BTV 5-Nguyễn Thị Mỹ Duyên- UVBTV     = = = = = = = = = = = = =...

TKB
TY LE
 
Thực hiện từ 07g00 ngày 20/06/2024
LỊCH CÔNG TÁC
ELEARNING
 
 
ATGT
Học tập và làm theo Bác Hồ
130 NAM
THƯ VIỆN
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm67
  • Hôm nay731
  • Tháng hiện tại806,016
  • Tổng lượt truy cập3,622,459
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi